Tổng số lượt xem trang

Mọi người có câu "CỦA BỀN TẠI NGƯỜI" chính vì thế để có một chiếc bếp điện từ luôn như mới và có độ bền theo thời gian quý khách hãy bớt chút thời gian tìm hiểu qua bài tư vấn sau:



1. Nên lắp bếp qua một chiếc aptomat tương ứng với điện năng tiêu thụ của bếp.

2. Không nên sử dụng tối đa công suất của bếp ( Nên dùng ở mức trung bình khá )

3. Phải để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, không để gần tường và các vật khác. Phải có khoảng trống dưới bụng bếp để thoát nhiệt.

4. Bếp điện từ là sự kết hợp giữa một bên là điện đun chín thức ăn bằng sự đốt nóng của dây maiso và một bên là từ đun chín thức ăn bằng từ trường. Bếp điện từ dùng được cho tất cả các loại nồi.

5. Khi nấu ăn phải đặt nồi trong phạm vi quy định. Thường xuyên để ý khi sử dụng, tránh tình trạng bỏ quên ( Nên sử dụng chức năng hẹn giờ nấu )

6. Khi nấu bếp điện từ không để dao,dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp hoặc không để băng ghi âm đồng hồ v.v… dễ bị nhiễm từ gần bếp.

7. Khi đun nấu xong, giảm công suất xuống mức thấp nhất, sau đó cứ để quạt trong bếp quay một lúc để thổi hơi nóng cho bếp nguội. Nhớ bỏ xoong nồi xuống trước khi tắt bếp nếu không sẽ gây ra hiện tượng cảnh báo dư nhiệt hiện mãi mà quạt vẫn quay, sau đó mới vệ sinh bếp.

8. Trong phạm vi cách bếp 3 mét tốt nhất không để máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Những người đeo máy kích nhịp tim phải được phép của bác sĩ, có biện pháp đề phòng rồi mới được dùng.

ở những nguồn điện không ổn định lúc có lúc không, hoặc thường xuyên quá áp v.v.. rất hay gây cháy hỏng các thiết bị điện kể cả bếp điện từ. Khi sử dụng cần phải cẩn thận.

9. Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các cửa hàng sửa chữa chuyên dụng không nên tự mình tháo rời các linh kiện ra sửa chữa. Nếu không có kiến thức về điện điện tử không nên tháo sửa bếp điện từ.

10. Bếp điện từ không nên để gần các nơi nóng, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp từ 10 độ C đến 40 độ C.

11. Dùng xong lau sạch sẽ không để bụi bẩn xâm nhập vào các bộ phận điện từ. Để lâu không dùng phải lau chùi sạch sẽ đóng gói để bảo quản.

12. Tránh để nước tràn xuống vùng bụng bếp.


13. Tuyệt đối không được dán keo silicol ở phần tiếp xúc giữa mặt kính của bếp điện từ với mặt đá ( khi đặt âm ) . Vì khi đun nấu mặt kính bên điện sẽ rất nóng dẫn đến sự giãn nở nếu dán silicon sẽ gây ra hiện tượng vỡ mặt kính.

Xem thêm: Tại sao bếp từ Đức lại được ưu chuộng nhất hiện nay
Next
This is the most recent post.
Previous
Bài đăng Cũ hơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top